Sâu răng trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả

logo2

NKHD 01

hotline2

Trang chủ»Nha khoa bệnh lý»Nha khoa trẻ em»Sâu răng trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng trẻ em là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tình trạng sâu răng có thể gây cảm giác đau, làm ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, học hành, vui chơi của trẻ nhỏ. 

Không những thế, sâu răng cần tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị. Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng không chỉ gây nhiễm khuẩn tại chỗ sưng đau mà còn có thể dẫn đến các bệnh toàn thân như viêm phổi, viêm khớp,... 

Vì vậy, phụ huynh cần nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu của sâu răng để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Và các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả qua bài viết sau đây nhé.

Sâu răng là căn bệnh như thế nào?

Ảnh Web

Sâu răng được biết là tình trạng răng đã bị tổn thương, mất mô cứng. Đây chính là kết quả của quá trình hủy khoáng, nó xảy ra bởi các vi khuẩn có ở các mảng bám răng và hình thành nên những lỗ nhỏ trên răng.

Thông thường, sâu răng xuất hiện khi có sự kết hợp của những yếu tố bao gồm cả vi khuẩn trong miệng, thường xuyên ăn vặt, sử dụng những đồ uống chứa đường, không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không tốt.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng sâu răng, kể cả từ trẻ em bị sâu răng cho tới người trưởng thành, người già cũng bị sâu răng.

Nếu như người bị sâu răng không được điều trị sâu răng kịp thời, tình trạng này có thể phát triển nặng hơn và gây ảnh hưởng lớn đến những lớp sâu hơn của răng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em

Ảnh6

Sâu răng được biết đến là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Trẻ em có răng sữa bị sâu là bệnh lý gây nên tổn thương mật mô cứng của răng bởi quá trình hủy khoáng gây ra do những vi khuẩn có ở mảng bám răng.

Nguyên nhân gây nên bệnh lý sâu răng ở trẻ em là do một số loại vi khuẩn tạo nên axit gây ra. Cụ thể những loại vi khuẩn này là Streptococcus mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces.

Đây là những vi khuẩn gây tổn thương cho răng trong môi trường có chứa carbohydrate lên men được, chẳng hạn như một số loại đường là sucrose, fructose và glucose.

Chỉ cần răng miệng không được chăm sóc, vệ sinh thường xuyên đều rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nên bệnh sâu răng. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ em.

Trẻ không đánh răng thường xuyên

Răng là bộ phận cần được làm sạch thường xuyên, ít nhất là vệ sinh 2 lần một ngày. Đặc biệt là sau khi trẻ ăn những đồ ăn có chứa nhiều đường. Bởi vậy, nếu trẻ không vệ sinh răng thường xuyên thì sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tình trạng sâu răng ở trẻ.

Trẻ đánh răng không đúng cách

ảnh 3

Hiện nay, có rất nhiều trẻ em mắc các bệnh về răng miệng nguyên nhân là do đánh răng không đúng cách. Cách để đánh răng đúng cách là chải răng theo chiều dọc của răng hoặc xoay vòng tròn.

Để tốt cho răng miệng của trẻ cũng như hạn chế tình trạng sâu răng ở trẻ em, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng các loại bàn chải có đầu lông tơ nhằm chải sạch các vị trí của kẽ răng. Đồng thời, bề mặt tiếp diện bàn chải của trẻ đủ rộng để tiếp xúc toàn bộ với mặt trước và sau răng.

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Trẻ em là đối tượng rất ưa chuộng và ăn nhiều đồ ngọt. Tuy nhiên, các loại đồ ăn có chứa nhiều đường có trên thị trường hiện nay như socola, kem, mật ong,... thường rất dễ bám vào răng trong một khoảng thời gian dài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển một cách mạnh mẽ. Nó khiến cho các bé bị đau răng và sâu răng.

Trẻ thường xuyên ăn vặt

ảnh 4

Hiện nay, các loại đồ ăn vặt và nước ngọt có chứa rất nhiều chất axit gây hại cho răng. Bởi vậy, nếu trẻ thường xuyên ăn đồ ăn vặt và uống nước ngọt thì sẽ dễ làm cho răng bị sâu. Vì thế, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ uống sữa, nước ngọt, đồ ăn vặt chứa nhiều đường, đặc biệt là trước khi trẻ đi ngủ.

Trẻ bị thiếu nước

Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc thiếu nước gây nên tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt.

Mà nhiều người không biết rằng, nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và các mảng bám răng. Những khoáng chất có lợi trong nước bọt còn giúp cho các axit gây hại bị trung hòa, hạn chế vi khuẩn phát triển trong răng miệng.

Hàm răng của trẻ bị nứt vỡ hoặc yếu

Khi chân răng của trẻ bị nứt vỡ hoặc yếu sẽ rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn bám vào bề mặt của răng, hình thành nên những mảng bám rất khó loại bỏ. Từ đó, các mảng bám này sẽ dần thu hút các vi khuẩn tấn công, khiến cho em bé sâu răng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng ở trẻ em

Các dấu hiệu lâm sàng nhận biết tình trạng sâu răng

Tình trạng sâu răng ở trẻ trong giai đoạn đầu rất khó để phát hiện. Thông thường, phụ huynh chỉ phát hiện trẻ bị sâu răng khi nhận thấy răng của trẻ xuất hiện những lỗ nhỏ, răng trẻ bị đổi màu, bị đen hoặc nướu trẻ bị sưng, đau,... Và nếu như trẻ bị sâu răng, trẻ sẽ có những dấu hiệu như sau:

- Vùng tổn thương sâu răng xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng từ rất sớm, bề mặt men răng vẫn còn nguyên vẹn

- Khi thổi khô vào bề mặt vùng bị tổn thương sâu răng thì sẽ sớm xuất hiện các vết trắng đục

- Khi chiếu đèn sợi quang học sẽ nhận thấy vùng bị tổn thương sâu răng là một vùng tối do hiện tượng tán xạ ánh sáng của tổn thương sâu răng

- Khi dùng nguồn sáng đặc biệt để kích thích phát huỳnh quang của men răng, vùng tổn thương răng sẽ thay đổi màu sắc trên nền phát huỳnh quang màu xanh lá cây của men răng

- Khi đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang, vùng tổn thương sâu răng sẽ biểu hiện mức độ mất khoáng từ 10 cho đến 20

Dấu hiệu nhận biết sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu

- Răng bị ê buốt khi có những chất kích thích tác động vào vùng tổn thương sâu răng, chẳng hạn như nóng, lạnh, ngọt, chua,... cho đến khi hết kích thích mới hết cảm giác ê buốt

- Tổn thương mất mô cứng ở răng của trẻ nhỏ rất nhỏ, chỉ có thể phát hiện khi thăm khám với những dụng cụ chuyên biệt của bác sĩ nha khoa

- Răng chuyển sang màu ngà hoặc màu đen

- Trẻ cảm thấy ê buốt khi thổi bằng hơi cho tới khi ngừng thổi mới hết

- Khi thử nóng hoặc thử lạnh, răng trẻ cảm giác ê buốt cho tới khi ngừng thử

- Khi chụp X quang, có hình ảnh sâu răng ở trẻ em hay thấu quang vùng tổn thương sâu răng

- Hơi thở của trẻ có mùi hôi

Khi nhận thấy trẻ có một trong số những dấu hiệu trên, phụ huynh nên đưa trẻ đi nha sĩ để tránh răng sâu nhưng không được điều trị kịp thời dẫn đến hỏng răng phải nhổ răng, nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ bị sâu răng ăn vào tủy.

 

Những cách để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

web7

- Để tránh trẻ nhỏ bị sâu răng, phụ huynh nên tạo cho các bé thói quen chăm sóc răng đúng cách, ngay từ khi bé mọc răng sữa. Một trong những cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ là đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, mỗi lần 2 phút

- Lựa chọn bàn chải vừa vặn và thoải mái cho trẻ

- Kết hợp dùng chỉ nha khoa nhằm ngăn chặn mảng bám ở những kẽ răng cho trẻ

- Tập thói quen uống nước thường xuyên sau mỗi bữa ăn cho trẻ

- Hạn chế cho bé ăn vặt, những đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều đường

- Cho trẻ làm quen và thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho răng miệng của trẻ

- Cho bé đi khám răng tại các phòng khám răng thường xuyên

Phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả cho trẻ

Súc miệng cho trẻ bằng nước muối loãng

Trước khi trẻ đi ngủ và sau khi trẻ thức dậy, các phụ huynh nên pha loãng nước muối cho bé súc miệng. Khi trẻ bị sâu răng, nước muối giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng của trẻ rất hiệu quả. Từ đó, trẻ sẽ bớt cảm giác đau răng hơn.

Đồng thời, sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng để làm sạch khoang miệng và làm hạn chế các vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng.

Bổ sung các loại thực vật có tính kháng sinh cho trẻ

Bổ sung các loại thực vật có tính kháng sinh là biện pháp khá quen thuộc, được nhiều bà mẹ truyền cho nhau. Tuy nhiên, phương pháp này thành công tùy vào cơ địa và mức độ sâu răng của trẻ. Đồng thời, trước khi cho trẻ sử dụng, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, nha sĩ,...

Một số loại thực vật có tính kháng sinh tốt cho trẻ bị sâu răng là gừng tươi, tỏi giã nát, nước cốt chanh. Bên cạnh đó, phụ huynh không nên lạm dụng những phương pháp trên, không áp dụng cho trẻ bị sâu răng nặng hay đã bị hở tủy vì có thể gây nhiễm trùng cho trẻ.

Phương pháp điều trị cho các bé bị sâu răng hàm

Khi nhận thấy trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Khi trẻ bị sâu răng hàm, các mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của bé, loại bỏ mô răng bệnh và vi khuẩn gây viêm nhiễm,...

Đến bác sĩ nha khoa để điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng của trẻ

web 5

Cơ địa và mức độ sâu răng của trẻ không giống nhau. Vì vậy, những phương pháp trên phù hợp vào tùy từng trẻ. Bởi vậy, phương pháp đem lại an toàn và hiệu quả nhất là đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để điều trị tận gốc tình trạng sâu răng ở trẻ em.

Khi đưa trẻ đến phòng khám, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám để xác định mức độ sâu răng của trẻ. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả nhất cho các bé.

 

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả cho bé. Đồng thời, chúng tôi mong rằng, khi phát hiện trẻ bị sâu răng, các bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để điều trị cho bé để tránh răng các bé bị sâu nặng.

 

- CS1: Số 25-27 Hồ Ngọc Lân - phường Kinh Bắc - TP Bắc Ninh

Hotline: 0855 962 666

Maps: https://g.page/Hoangdungdetal?share

- CS2: Cổng Viện Đa Khoa Huyện Quế Võ - TT Phố Mới - Quế Võ

Hotline: 0926 109 889.

Maps: https://goo.gl/maps/iExtaq8fKRp4Lbiy7

Hotline CSKH: 0963 996 606

 

 

 

Tin nổi bật

Niềng răng uy tín tại Bắc Ninh - Giải đáp thắc mắc khi niềng răng

  • Mô tả

     

    Quá trình niềng có đau không? Có hết nhiều chi phí hay không? Niềng răng ở đâu tốt nhất?,....? Để biết được câu trả lời cho những thắc mắc trên bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! 

  • Trồng răng implant - Phương pháp trồng răng hiện đại, an toàn, không đau

  • Mô tả

    Cho đến thời điểm hiện tại trồng răng implant chính là phương pháp hiện đại, an toàn và lý tưởng nhất cho tất cả mọi đối tượng. Các răng bị hư, gãy được thay thế một cách hoàn hảo, bền vững mà không gây đau đớn cũng như bất tiện trong quá trình sinh hoạt.

  • logo2

    Liên hệ

    CS1: Số 25-27 Hồ Ngọc Lân - phường Kinh Bắc - TP Bắc Ninh

    Hotline: 0855 962 666

    Maps: https://g.page/Hoangdungdetal?share

    CS2: Cổng Viện Đa Khoa Huyện Quế Võ - TT Phố Mới - Quế Võ

    Hotline: 0926 109 889.

    Maps: https://goo.gl/maps/iExtaq8fKRp4Lbiy7

    Đặt lịch

    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Ngày đặt
    Invalid Input

    Tình trạng của bạn(*)
    Trường bắt buộc

    Đặt ngay

    zalo.png

    call.png